Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến ngành Du lịch toàn cầu có thể bị thiệt hại tương đối lớn. Trong bối cảnh đó, ngành Du lịch Việt Nam đã và đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức… Ngành du lịch với đặc thù là một lĩnh vực kinh tế tổng hợp, dự báo sẽ chịu nhiều tổn thương và có thể kéo dài
Những thách thức và vấn đề được đặt ra với ngành du lịch
1. lượng khách quốc tế sụt giảm
Trong khoảng đầu tháng 3/2020 khách quốc tế tới Việt Nam ước tính đạt 449,9 nghìn lượt người – giảm 63,8% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 3 giảm 68,1%, trong đó khách đến bằng đường hàng không giảm 65,7%. Tính chung quý I/2020, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 3.686,8 nghìn lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 3 tháng đầu năm, khách đến từ châu Á đạt 2.674,4 nghìn lượt người – chiếm 72,5% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc đạt 871,8 nghìn lượt người – giảm 31,9% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc: 819,1 nghìn lượt người – giảm 26,1%; Nhật Bản: 200,3 nghìn lượt người – giảm 14,1%; Đài Loan: 192,2 nghìn lượt người – giảm 7,2%; Malaysia: 116,2 nghìn lượt người – giảm 19,1%. Khách đến từ châu Âu trong quý I ước tính đạt 664,3 nghìn lượt người – giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
2. Các cơ sở lưu trú phải đóng cửa, nhân viên ngành du lịch thất nghiệp
Do diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của dịch Covid 19 không chỉ tác động trực tiếp lên số lượng khách đi du lịch mà còn tác động đến các cơ sở lưu trú. Công suất hoạt động các cơ sở lưu trú giai đoạn này chỉ đạt 20 – 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng khách hủy phòng tại các cơ sở lưu trú tại Hà Nội là hơn 80.613 lượt, số ngày bị hủy phòng khoảng 57.652 ngày.
Các khách sạn trên khắp các tỉnh, thành cả nước lần lượt tuyên bố đóng cửa ít nhất đến hết 30/4. Chính điều này khiến nhân lực ngành du lịch bị mất việc làm, các công ty, khách sạn, nhà hàng lần lượt phải cắt giảm biên chế đến 60%. Đối với các công ty đa quốc gia thậm chí còn giảm 4/5 số lượng nhân viên. Ít nhất cho đến hết tháng 6/2020, hơn 80% nhân sự không có việc làm. Nếu tình hình khó khăn hơn thì tình trạng thất nghiệp chắc chắn cũng kéo dài hơn.
3. Doanh thu từ ngành du lịch sụt giảm
Du lịch là một lĩnh vực kinh tế tổng hợp, liên quan tới nhiều nhóm ngành khác, như: vận chuyển, lưu trú, dịch vụ ăn uống…, vì vậy tác động của dịch Covid-19 khiến doanh thu tất cả những nhóm ngành này cũng đồng thời sụt giảm.
Dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch. Thực tế cho thấy, ngành Du lịch Việt Nam đang gặp 2 vấn đề chính: sự phụ thuộc của ngành Du lịch hiện tại đối với thị trường Trung Quốc, và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành khi có khủng hoảng xảy ra.
📌 Tham khảo thêm thông tin về ẩm thực: Xem ngay