Ấm nồng mâm cơm gia đình cùng những món ăn ngày tết

các món ăn ngày tết

Tết đến, xuân về là dịp để gia đình đoàn tụ, cả nhà quây quần bên mâm cơm. Vậy ngày đầu xuân năm này nhà bạn có gì?

Bữa ăn đầm ấm bên gia đình là nơi mà các thành viên quây quần bên nhau. Đặc biệt là vào ngày tết, các nàng dâu hiền vợ thảo cùng vào bếp với chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh để chuẩn bị những món ăn ngày tết âm nồng hương vị truyền thống này nhé.

Bánh chưng bánh tét cho ngày tết
Bánh chưng bánh tét cho ngày tết
  1.      Bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng và bánh tét chính là những loại bánh đặc trưng cho ngày tết hai miền Nam- Bắc. Đây cũng là phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên và mâm cỗ ngày tết của mỗi nhà.

Bánh chưng bánh tét là món ăn phải có trong ngày tết
Bánh chưng bánh tét là món ăn phải có trong ngày tết

Bánh chưng và bánh tét là hiện thân cho tinh hóa văn hóa ẩm thực tết cổ truyền Việt Nam. Được làm từ các loại ngũ cốc như: nếp, đậu xanh kết hợp với thịt ba chỉ thơm béo và được gói vuông vất bằng lá giong, lá chuối, hai loại bánh là hiện thân cho sự đủ đầy, no ấm và gắn kết của gia đình.

Bánh sau 14 tiếng luộc với lửa to sẽ chính đều và thơm lừng, dẻo ngọt vị nếp. Người Việt thường ăn kèm bánh chưng, bánh tét với các loại dưa hành, củ kiệu để tăng thêm hương vị.

  1.      Thịt kho tàu

Chắc chắn vào ngày tết cổ truyền, các bà các mẹ sẽ chọn những miếng thịt ngon nhất để làm một nồi thịt kho tàu hấp dẫn. Hương thơm ngào ngạt cùng màu sắc nâu bóng đượm vàng thấm vào từng thớ thịt gây kích thích vị giác ngay cái nhìn đầu tiên.

Thịt kho tàu ( thịt kho hột vịt) trong ngày tết
Thịt kho tàu ( thịt kho hột vịt) trong ngày tết

Thịt lợn tươi ngon được nấu mềm với nước dừa thanh mát và kết hợp với cái béo của trứng cút tạo nên món ăn truyền thống cho ngày tết Việt Nam. Và cùng với bát thịt kho tàu, không thể thiếu đĩa đưa cải muối chua hoặc kiểu ngâm.

  1.      Khổ qua nhồi thịt

Cùng với thịt kho tàu, khổ qua nhồi thịt cũng là một trong những món đặc trưng cho ngày tết quê hương. Không chỉ dùng để cúng vào mỗi dịp đầu năm mà đây còn là thực đơn không thể thiếu trong mâm cơm gia đình ngày tết.

Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt

Khổ qua được làm sạch và trụng sơ nước sôi cho bớt đắng. Sau đó cho thịt nạc xay nhuyễn trộn với mộc nhĩ, hành lá, tiêu vào bên trong. Khổ qua hầm càng mềm càng ngon chính là câu mà các cụ hay nói cũng như tâm niệm càng trải qua nhiều trái đắng, hạnh phúc càng đượm nồng.

Vị khổ qua thanh mát giúp gia đình có thể thanh lọc những chất béo và nhiệt trong người khi ăn các thức ăn dầu mỡ ngày tết. Vì vậy món ăn này vô cùng tốt cho sức khỏe.

  1.      Giò ( Chả Lụa)

Trong hầu hết các mâm cỗ ngày tết thường không thể thiếu đĩa giò. Đây là một trong những món ăn rất phổ biến trong các gia đình Việt từ xưa đến nay.
Giò chả - chả lụa
Giò chả – chả lụa

Giò được làm bằng thịt heo nạc ngon, xay nhuyễn, ướp với nước mắm, tiêu và bột ngọt rồi ép chặt vào ống hình trụ. Khác với ngày nay có thể dễ dàng mua được giò ở ngoài chợ thì xưa kia các bà các mẹ phải tự giả thịt để làm nên những ống giò thơm ngon.

Trên mâm cỗ gia đình thường xuất hiện hai loại giò chính là giò lụa và giò thủ. Khi ăn thường cắt thành khoanh và ăn kèm với nước mắm hoặc muối tiêu chanh.

  1.      Dưa muối

Dưa muối là món ăn dân dã mà bất cứ gia đình nào cũng có thể làm. Vào dịp tết đến xuân về các mẹ thường muối những lọ dưa trước 3-4 ngày để men lên đượm nồng không không ngày đầu năm mới.

Dưa muối cho ngày tết
Dưa muối cho ngày tết

Dưa kiệu, dưa hành, dưa giá và các loại cà pháo muối chua, dưa món… luôn là nét ẩm thực truyền thống không thể thiếu. Các thức ăn này không chỉ đạm bạc mà còn tốt cho sức khỏe. Dưa muối thường được ăn kèm cùng bánh chưng, thịt heo kho tàu hoặc thịt luộc…

  1.      Gà Luộc

Theo quan niệm của dân gian, gà luộc là món ăn được chọn để dân lên gia tiên vào ngày tết để thể hiện sự tôn kín. Sở dĩ món ăn này đặc biệt bởi chúng được xem là vật tượng trưng cho sự an lành, phú quý và giàu sang.

Gà luộc chấm muối tiêu chanh
Gà luộc chấm muối tiêu chanh

Vào giao thừa mỗi nhà ít nhiều cũng có một đĩa gà luộc nguyên con cùng nước dừa tươi mát. Gà luộc thường dùng gà trống tơ. Làm sạch và luộc chính cùng với gừng, hoa tiêu và một chút muối.

Màu vàng bắt mắt với vị béo béo, dai dai của từng thớ thịt hòa quyện cùng muối tiêu chanh chua cay làm dậy lên vị giác trong khoang miệng.

  1.      Mứt

Nếu các món ăn trên đây thường xuất hiện trong mâm cơm gia đình ngày tết thì mứt lại là thực phẩm không thể thiếu trên các bàn khách.

Món ăn này được làm từ rất nhiều loại trái cây khác nhau, đem ngào đường rồi sên lên cho đến khi khô lại. Cùng với bánh kẹo, mứt chính là món ăn cổ truyền của người Việt.

Các loại mứt phải có trong ngày tết
Các loại mứt phải có trong ngày tết

Vị ngọt ngào, kết dính của mứt là linh hồn của một năm mới tươi vui, rộn ràng và viên mãn. Cả gia đình vừa nhâm nhi tách trà nóng vừa thưởng thức vị mứt từ vô số loại trái cây lại cùng nhau chia sẻ chuyện cũ chuyện mới nhân dịp xuân về.Hãy bắt đầu một năm mới ngập tràn yêu thương và đong đầy hạnh phúc với tinh hoa ẩm thực ngày tết.

Cùng với những ngày nhộn nhịp trong không khí xuân sang, chợ tết đông vui, tấp nập bạn hãy cùng những người yêu thương làm nên mâm cơm ngày tết ấm nồng với những món ngon không thể thiếu dịp đầu năm.


⛔ Bạn có thể tham khảo thêm thông tin khác <tại đây>

ăn gì khi đến Đà Lạt món ngon Đà Lạt Previous post 10 Quán ăn vặt Đà Lạt ngon gần chợ đêm nhất định ghé thưởng thức
khach-san-co-o-cua-sang-chanh-nhin-thang-thap-eiffel-ivivu-1 Next post Khách sạn có ô cửa sang chảnh, nhìn thẳng tháp Eiffel