Các lễ hội văn hóa tiêu biểu của vùng tây nguyên nước ta

lể hội văn hóa cồng chiên

Tây Nguyên vô cùng phong phú và đa dạng, với kho tàng văn học truyền miệng, nghệ thuật cồng chiêng,  lễ hội truyền của các dân tộc Tây Nguyên. Do tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, nên bất cứ điều gì đều phải có sự cầu xin để được (Yang)-ông trời cho phép tiến hành .Từ đó vùng đất Tây nguyên diễn ra dày đặc các lễ thức, lễ nghi, lễ hội.

Văn hóa cồng chiêng

Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà cồng chiêng còn là biểu tượng cho sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử.

lể hội văn hóa cồng chiên
Không gian văn hóa lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng đại diện cho văn hoá Tây Nguyên, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên.

Hội Đua Voi Ở Buôn Đôn

Những ngày cuối tháng 3 âm lịch hàng năm, là tháng của những con ong rừng đi lấy mật, là thời điểm người dân bắt đầu vào rừng phát rẫy trồng nương. Đồng thời, đây cũng là lúc đồng bào Buôn Đôn nô nức mở hội đua voi cùng với các lễ hội khác như đâm trâu, cồng chiêng… thể hiện ước mong cho một mùa vụ mới tốt tươi.

hội đua voi tại buôn đôn
Hội đua voi ở Buôn Đôn rất náo nhiệt

Đến với lễ hội đua voi, du khách sẽ bị cuốn hút trong không khí tưng bừng của ngày hội, với âm vang cồng chiêng và tận mắt chứng kiến những màn trình diễn ngoạn mục bởi các chú voi của núi rừng Buôn Đôn. Hội đua voi là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nông, những người dũng cảm, có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

Hội Xuân Tây Nguyên

Hội xuân kéo dài chừng 2 đến 3 tháng, từ ngày đưa lúa vào kho đến ngày sấm ran đầu mùa. Đó là thời gian tạm dừng việc sản xuất để tham gia hội hè, thăm bạn bè, Buôn làng được sửa sang khang trang. Đâm trâu cúng thần làng, đâm trâu xin thần phù hộ cho từng sóc, đâm trâu nhân lễ bỏ mả để hồn trâu theo người đã khuất.

lễ hội xuân Tây nguyên còn gọi là lễ hội đâm trâu
Hội xuân Tây nguyên cầu măm mắn cho dân làng

Du khách có dịp hòa mình với không khí của hội lễ, với những trò vui diễn lại tích xưa từ thời Đông Sơn; được tham dự những điệu múa, lời ca quyện với tiếng cồng, chiêng hào hùng. Người dân Tây Nguyên rất hiếu khách, đón tiếp ân cần nồng hậu, đầy tình thân ái.

Lễ hội cơm mới

Giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán, ở các dân tộc vùng Tây Nguyên sau mùa thu hoạch, cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch, tổ chức lễ ăn cơm mới.

lễ hội cơm mới tây nguyên
Lễ hội cơm mới tại các vùng núi tây nguyên

Hằng năm, sau khi thu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả.


⛔ Bạn có thể tham khảo thêm thông tin hữu ích khác <tại đây>

top BBQ thịt nướng nỗi tiếng tại tp hồ chí minh Previous post Top 5 nhà hàng buffet thịt nướng ngon nhất tại TP Hồ Chí Minh
danh lam thắng cảnh động Phong Nha Kẻ Bàng Next post Những địa điểm ấn tượng nhất khi đi du lịch Quảng Bình